Miễn phí vận chuyển bán kính 3km đơn < 5TR
Hotline: 0968718186
Nội thất Tuệ Phát

Trung thu là ngày bao nhiêu 2022? Còn bao nhiêu ngày nữa?

admindev Đời sống 20 - 08 - 2022
5/5 - (2 bình chọn)

Như chúng ta đã biết thì tết trung thu được diễn ra vào ngày âm 15/8 hàng năm. Tuy nhiên tính theo ngày dương lịch thì tết trung thu lại diễn ra vào các ngày khác nhau. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết trung thu 2022? Nếu bạn muốn tìm hiểu năm 2022 trung thu là ngày bao nhiêu và ý nghĩa ngày tết trung thu thì tham khảo ngay bài viết này của Nội thất Tuệ Phát nhé.

Mục lục

Trung thu 2022 là ngày bao nhiêu?

Trung thu là ngày tết truyền thống đã có từ xa xưa. Đây được coi là ngày tết truyền thống của thiếu nhi. Trung thu được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch (Tức ngày 15/8 âm lịch). Trung thu được tính theo ngày âm sẽ cố định là ngày 15/8. Nhưng nếu tính theo ngày dương thì nó sẽ thay đổi, mỗi năm là một ngày khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc trung thu là ngày bao nhiêu dương lịch thì hãy tham khảo bảng lịch dưới đây nhé:

Năm 

Tết Trung Thu Theo Dương Lịch

2021 21/09/2021
2022 10/09/2022
2023 29/09/2023
2024 17/9/2024

Theo bảng lịch trên thì tết trung thu 2022 sẽ diễn ra vào thứ 7 ngày 10/9/2022. 

Từ bảng trên bạn đã tính được còn bao nhiêu ngày nữa là đến trung thu chưa? Tính từ thời điểm hiện tại thì còn 20 ngày nữa là đến tết trung thu. 

trung thu là ngày bao nhiêu

Tìm hiểu về tết trung thu

Nguồn gốc của tết trung thu

Đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa xác định rõ trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hay được tiếp nhận từ văn hoá Trung Hoa. Có ba truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc của trung thu. Đó là cuộc gặp gỡ của Hằng Nga và Hậu Nghệ, sự tích về chú Cuội và chị Hằng tại Việt Nam hay việc vua Đường Minh Hoàng được lên cung trăng

Theo các nhà khảo cổ học thì hình ảnh tết trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ từ 2500 năm trước.Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội múa rối nước, đua thuyền và rước đèn. Cho đến đời Lê – Trịnh, trong phủ Chúa Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa .

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam và đồng bằng Nam Trung Hoa trong thời Xuân Thu (từ năm 771 – 476 TCN). Khi đó, trung thu như lễ hội mừng mùa màng bội thu, kết thúc một vụ mùa người dân được nghỉ ngơi, vui chơi.

trung thu là ngày ngày bao nhiêu

Tết trung thu có tên gọi khác là gì?

Chắc hẳn ai cũng biết tết trung thu, nhung các bạn có biết tết trung thu có tên gọi khác là gì không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Tết trung thu còn được gọi bằng các tên khác như tết thiếu nhi, tết trông trăng hay tết đoàn viên.

  • Tết thiếu nhi: được gọi là tết thiếu nhi bởi vào dịp Tết Trung thu, các bạn nhỏ sẽ được người lớn tặng nhiều bánh kẹo,đồ chơi. Các bạn nhỏ là các nhân vật chính của các hoạt động trong ngày Tết Trung thu như rước đèn, múa lân, múa rồng,… 
  • Tết trông trăng: Tháng 8 là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Theo phong tục, mọi người sẽ chuẩn bị các loại bánh, trái cây và đèn trung thu đặt vào mâm cỗ. Sau đó cả nhà sẽ quây quần bên nhau phá cỗ, ăn bánh. Người ta gọi là tết trông trăng để phác họa bức tranh gia đình Việt Nam ngồi quây quần ấm cúng bên mâm cỗ trông về ánh trăng sáng.
  • Tết Đoàn viên: Như một nét đẹp trong văn hóa gia đình, dịp tết trung thu cũng là lúc cả nhà sum vầy, sum họp cùng nhau. Cả nhà cùng trao nhau những chiếc bánh trung thu thấm đượm tình cảm. Ngoài ra các thành viên trong gia đình có thể tham gia các hoạt động của ngày tết trung thu như phá cỗ, rước đèn, làm bánh trung thu,… gắn kết tình cảm.
trung thu là ngày bao nhiêu

Ý nghĩa của tết trung thu

Vào ngày trung thu, theo phong tục người Việt Nam, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh, trái… dâng lên cúng tổ tiên. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày trung thu để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những lời thăm hỏi, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa .

Ngày xưa, người xưa quan niệm tết trung thu là dịp người ta ngắm trăng để tiên đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, trúng mùa tằm tơ. Còn nếu trăng thu màu xanh hay xanh lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ngày nay cũng có ý nghĩa đặc biệt với thiếu nhi. Trẻ em trên cả nước đều háo hức, mong chờ đến ngày trung thu để phá cỗ, rước đèn và vui chơi.

=>>> Tham khảo ngay: 999+ Lời chúc, thiệp chúc mừng trung thu đẹp nhất 2022

Phong tục ngày tết trung thu

Rước lồng đèn trung thu

Chiếc đèn trung thu là hình ảnh không thể thiếu trong ngày tết trung thu. Người Trung Hoa thường treo đèn lồng trước nhà với mong muốn mang đến sự may mắn, bình an. Hay họ có phong tục thả đèn hoa đăng ghi những ước nguyện, thả trôi theo bờ sông mang lời ước nguyện đi xa.

Với người Việt, lồng đèn với đủ màu sắc, kiểu dáng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, lụa,… Chiếc lồng đèn mang nhiều ý nghĩa kahsc nhau của người Việt. 

Trông trăng

Tết trung thu rơi vào ngày 15/8 Âm lịch. Đây là ngày trăng tròn nhất trong tháng. Mọi người trong gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau cùng thưởng trăng.

Mọi người ngồi quây quần ngắm trăng như đang trông trăng.

Cúng Rằm trung thu

Tết trung thu không chỉ là tết thiếu nhi mà đây còn là ngày lễ đoàn viên, các con cháu hướng về tổ tiên để thờ cúng. Cúng Rằm chính là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong ngày tết trung thu. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, mong muốn cầu tài lộc, bình an và sức khỏe.

trung thu là ngày bao nhiêu

Phá cỗ Trung Thu

Vào dịp Trung Thu, mỗi nhà đều chuẩn bị 1 mâm cỗ Trung Thu. Đây là lúc con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ở mỗi vùng miền sẽ có các cách bày trí mâm cỗ khác nhau thể hiện được nét đặc trưng của từng vùng miền.

Thông thường trong mâm cỗ trung thu sẽ gồm bánh trung thu, bưởi, dưa hấu, kẹo bánh, mía, thị,… được bày trí theo ngũ hành. Lúc trăng lên đỉnh cũng chính là lúc cả nhà cùng nhau quây quần phá cỗ.

Múa lân

Một điều không thể thiếu trong ngày trung thu là những điệu múa lân. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Thông thường múa lân sẽ được diễn ra vào đêm 14 và đêm 15. 

Múa lân với không khí náo nhiệt, tưng bừng rất được trẻ em yêu thích. Hãy dẫn con em mình đến xem và hòa nhịp cùng không khí rộn ràng của đêm trung thu nhé. 

trung thu là ngày bao nhiêu

Ăn bánh Trung Thu

Bánh trung thu không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu. Nhà nhà đều mua bánh trung thu. Sau khi đã cúng ông bà tổ tiên, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức bánh trung thu. Bánh trung thu có vị ngọt bùi kết hợp cùng với vị trà đắng tạo nên hương vị thanh mát ngày tết đoàn viên.

Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho sự tròn đầy, viên mãn và hạnh phúc. Còn bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho mặt đất, thể hiện cho sự vững chắc.

trung thu là ngày bao nhiêu

=>>> Xem ngay: 999+ Cap trung thu, stt, câu nói hay về trung thu 2022

Trung thu nên và không nên làm gì?

Trung thu là tết đoàn viên, tuy nhiên để đón ngày tết trọn vẹn này thì bạn cần lưu ý những việc nên và không nên làm nhé.

Với màu sắc quần áo, bạn nên mặc đồ đỏ, nên vén tóc sang 1 bên và nên nhớ thắp hương ông bà tổ tiên.

Ngược lại, bạn nên hạn chế mặc đồ tối màu. Nếu bạn bị ốm hoặc cơ thể yếu thì hạn chế ra ngoài nhé. 

Bài viết trên đây của Nội thất Tuệ Phát đã giải đáp được câu hỏi trung thu là ngày bao nhiêu cho bạn chưa? Hy vọng khi biết được chính xác trung thu là ngày bao nhiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho các lịch trình tốt hơn. Còn gì vui hơn khi trung thu được đoàn tụ bên gia đình. Trung thu này hãy gác lại mọi công việc để đoàn tụ với gia đình và bạn bè nhé. 

Chia sẻ:
admindev

10

Năm kinh doanh

+999

Mặt hàng bàn, ghế, tủ, kệ,..

+60926

Đơn hàng được giao

5/5

Đánh giá từ khách hàng

Hình ảnh thi công thực tế của Tuệ Phát

Tin tức - Bài viết

Miễn phí vận chuyển trong bán kính 3km
Giao hàng ngay trong ngày
Giá sản phẩm không bao gồm 5-8% VAT
Bảo hành liên tục 6 tháng