Lễ động thổ là gì? Cách chuẩn bị mâm lễ động thổ đầy đủ
Trong truyền thống dân tộc ta, việc xây nhà là một dấu mốc quan trọng đối với gia chủ. Vì vậy, lễ động thổ à một trong những nghi lễ tâm linh và phong thủy quan trọng nhất để công việc này diễn ra thuận lợi. Bài viết dưới đây Tuệ Phát sẽ chia sẻ các kiến thức phong thủy về lễ động thổ để bạn hiểu rõ nhất.
Mục lục
Tại sao cần phải làm lễ động thổ?
Lễ động thổ bắt đầu ở Trung Quốc vào năm 113 trước Công nguyên. Từ thời Vũ Hán lễ động thổ hay còn gọi là lễ cúng thần đất. Người tổ chức chuẩn bị các nghi thức, mâm lễ để báo cáo, dâng lên cho Thổ thần. Bây giờ, trong nghi lễ động thổ xây nhà, người thực hiện nghi lễ dùng cục đất lên bàn thờ và xin phép thổ thần làm nhà cho phép xây dựng.
Thế giới duy tâm cho rằng mảnh đất mà ngôi nhà được xây dựng có thể trở thành nơi ở của linh hồn người đã khuất. Ngoài ra, nơi đây từng là nơi thờ tự, nhà cộng đồng hoặc chùa.
Mục đích của lễ động thổ này nhằm thông báo việc sắp xây dựng các công trình trên mảnh đất này để các vong linh được biết, chuyển đi nơi khác để thuận lợi trong việc xây dựng.
Đây là một nét văn hóa rất nhân văn của người Việt Nam, tôn trọng người bề trên.
Mâm cúng lễ động thổ
Mâm cũng lễ động thổ
Lần đầu tiên làm nhà có thể bạn sẽ thắc mắc bàn thờ lễ động thổ cần những gì. Đồ cúng gia tiên được chia vào bát theo quy định của người Việt.
Mâm cúng cơm:
- Một con gà luộc
- Một bộ tam sên (thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc), tượng trưng cho Thần Tài, Thổ Địa cầu bình an và tốt lành cho gia đình.
- Một chén gạo
- Một chén muối
- Ba ly trà
- Một cốc rượu trắng
- Một đĩa ngũ quả
Các vật tâm linh gồm:
- Một bình hoa: Hoa cho lễ động thổ nên chọn hoa cúc hoặc thêm một số loại hoa khác. Bởi theo quan niệm, hoa cúc thể hiện sự tưởng nhớ cho người đã khuất và thường xuyên xuất hiện trong các lễ cúng khác của người Việt.
- Hai cây nến
- Một bó hương
- Một đĩa bánh, kẹo cùng vàng mã
Cách cúng lễ động thổ chuẩn nhất
Chọn ngày giờ tốt
Việc xác định đúng ngày giờ rất quan trọng khi động thổ về nhà mới. Nó quyết định sự bình yên sau này của ngôi nhà.
Theo tử vi phong thủy, ngày, tháng, giờ tốt nên tương sinh với tuổi của gia chủ. Nếu gia chủ không hợp tuổi, bạn có thể mượn tuổi một người phù hợp để đại diện làm lễ.
Chuẩn bị lễ cúng
Lễ động thổ công trình
Khi gia chủ đã chọn được ngày giờ làm lễ phù hợp thì bước tiếp theo là sắm đồ lễ động thổ. Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng theo vùng miền hay tuổi và mệnh của chủ nhà sẽ có lễ cũng khác nhau. Hoặc bạn có thể chuẩn bị mâm cúng theo các thứ như phần trên cuả bài viết.
Cúng lễ động thổ xây nhà
Thủ tục làm lễ động thổ vô cùng quan trọng, cách làm lễ cũng khác nhau. Nó được tính theo phong tục của từng nơi, từng gia đình và tùy thuộc vào thầy phong thủy.
Gia chủ cúng bái và khấn động thổ khi làm nhà mới. Khi đã khấn xong, hương tàn thì gia chủ hóa vàng mã, rải muối và gạo đã cúng.
Sau khi rải muối gạo thì động thổ bằng cách dùng xẻng hoặc quốc xới phần đất tại điểm định đào móng. Còn 3 hũ đựng muối- gạo – nước, gia chủ nên cất lại để khi nhập trạch thì đem để tại nơi thờ Táo Quân.
Cúng động thổ cho công trình xây dựng
Về cơ bản, lễ động thổ cho công trình cũng không quá khác biệt so với cúng động thổ cho gia chủ. Tuy nhiên, ngoài cúng khấn Thổ địa, cần khấn thêm tổ nghề xây dựng, Lỗ Ban.
Lưu ý khi làm lễ động thổ
Chuẩn bị lễ cúng chu đáo
Mâm cúng là một nghi lễ truyền thống của Việt Nam khác nhau giữa các vùng miền và gia đình này sang gia đình khác.
Việc động thổ phải được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng. Gia chủ có thể nhờ đến sự trợ giúp của các thầy cúng và các công ty chuyên chuẩn bị mâm lễ cúng. Điều này sẽ đảm bảo được mâm lễ chỉnh chu mà bạn muốn.
Chọn ngày lành tháng tốt và tuổi người làm lễ
Khi chọn ngày tốt, gia chủ nên cân nhắc:
Tránh ngày Nguyệt Kỵ: tức các ngày 5, 14, 23 âm lịch. Tránh ngày Tam Nương: gồm các ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch. Tránh các ngày sát chủ: Tháng Giêng – Ngày Tỵ; Tháng Hai – Ngày Tý; Tháng 3 – Ngày Mùi; Tháng 4 – Ngày Mão; Tháng 5 – Ngày Thân; Tháng 6 – Ngày Tuất; Tháng 7 – Ngày Hợi; Tháng 8 – Ngày Sửu; Tháng 9 – Ngày Ngọ; Tháng 10 – Ngày Sửu Tháng 11 – ngày Dần và tháng 12 là ngày Thìn. Vì vậy, bạn nên chọn ngày Can sinh Chi (đại cát) hoặc Chi Sinh Can (tiểu cát), được coi là những ngày tốt để động thổ.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho lễ động thổ
Thời tiết diễn ra trong ngày
Tất nhiên, ai cũng mong muốn thời tiết luôn được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Yếu tố “thiên” là yếu tố đầu tiên. Tuy nhiên, ngay cả khi có dự báo thời tiết thì không phải lúc nào thời tiết cũng tốt.
Lo lắng về thời tiết xấu luôn thường trực gia chủ và luôn đưa ra phương án dự phòng.
Một trong những phương án được đưa ra khi trời mưa là có nơi trú ẩn. Các nhà thầu luôn có các địa điểm ngoài trời có mái che hoặc lều có ô che. Ngoài ra, hãy luôn chuẩn bị sẵn bàn và đồ uống để đãi khách của bạn trong bữa tiệc.
Trên đây là toàn bộ các nghi lễ động thổ làm nhà, công trình và cách sắm lễ vật, điều kiêng kỵ do Tuệ Phát tổng hợp và gửi tới bạn. Chúng tôi hy vọng, bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn.
>>> Xem thêm: