Gỗ tràm là gỗ gì? Ưu nhược điểm và phân loại Gỗ Tràm?
Gỗ tràm là loại gỗ được ứng dụng khá phổ biến trong ngành nội thất. Loại gỗ này được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Gỗ có nhiều đặc điểm tốt như chất lượng và độ bền. Vì lẽ vậy, nên loại gỗ này được coi là sự lựa chọn yêu thích của nhiều gia đình hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin tổng quát nhất về loại gỗ này.
Mục lục
Gỗ tràm là gỗ gì?
Gỗ tràm được gọi trong khoa học với cái là Acaia Aurculiformis, hay còn được gọi tắt là Acacia. Tại Việt Nam, gỗ được gọi là tràm bông vàng hoặc keo lá tràm. Loại gỗ này thường được trồng chủ yếu ở Australia. Hiện nay thì cũng đã được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan… Trong nước thì cây được gieo trồng ở những tỉnh như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cây gỗ tràm
Đặc điểm nhận diện gỗ?
Gỗ tràm có hình dạng không quá to cao như nhiều loại gỗ tự nhiên khác, kích thước chiều cao trung bình sẽ khoảng 10 – 15m (cây phát triển mạnh đột biến sẽ tầm 25m), đường kính trung bình thường sẽ là 50 – 60cm. Loại gỗ này thì sẽ có 2 loại đó là: cây bụi & cây thân gỗ.
Với cây bụi sẽ chỉ chiều cao khoảng 1 – 2m, chúng mọc ở khắp nơi, thậm chí kể cả ở đất khô cằn cây vẫn mọc. Thân cây mọc không thẳng, vỏ mỏng và sần, gỗ có màu sắc trắng xám, lá đơn mọc so le với nhau. Hoa của cây sẽ có hai màu là màu trắng vàng nhạt lúc còn non sau giai đoạn phát triển thì màu vàng đậm hơn.
Cây tràm có quả bên trong chứa nhiều hạt, khi quả chín quả sẽ vỡ ra.
Đặc điểm nhận diện gỗ tràm
Có mấy loại Tràm được dùng khai thác lấy gỗ
Tràm cừ
Loại tràm này có đặc điểm là phần thân cây nhỏ, đường kính sẽ khoảng từ 6 – 12cm mọc thẳng, ít rẽ nhánh. Chiều cao trung bình của cây sẽ từ 5 – 20m. Do vậy, loại tràm cừ này thường được ứng dụng đẻ làm cột nhà, móng, phục vụ cho việc gia cố nhà cửa.
Tràm cừ
Tràm đất
Giống tràm đất này còn gọi là với cái tên khác tràm bầu. Loại này thường ít gặp bởi khá quý hiếm. Được trồng chủ yếu ở khu vực ven biển Phú Yên tỉnh Khánh Hòa. Vỏ cây thường có màu nâu xám, thân gỗ thấp, loại gỗ này có khả năng chống mối mọt khá tốt và bền theo thời gian nên thường được sử dùng làm đồ mỹ nghệ.
Tràm gió
Tràm gió sẽ có vỏ cây màu xám trắng. Vỏ bóng mượt khi non và sẽ chuyển dần sang cứng và sần sùi khi trưởng thành. Hoa của loại cây thường có màu trắng hoặc xanh lục, đặc diểm này giúp khá dễ phân biệt với những loại Tràm khác. Loại tràm giá chủ yếu được dùng để chiết xuất tinh dầu, phục vụ cho việc chữa bệnh hô hấp, an thần và xua đuổi côn trùng,…
Loại tràm gió
Tràm bông vàng
Loại này khá phổ biến so với các loại trên. Đặc điểm nhận dạng loại tràm bông vàng đó là cây có hoa màu vàng. Chiều cao thân cây thường lên đến 30m và đường kính trung bình sẽ khoảng 18cm, to nhất là 80cm. Loại này thường được khai thác để lấy gỗ phục vụ cho việc sản xuất những đồ nội thất và ván sàn ốp lát.
Tràm bông vàng
Ưu nhược điểm chung của cây gỗ tràm
Ưu điểm của gỗ
Gỗ có chất lượng khá tốt, thường được khai thác khi đã có tuổi đời khoảng 13 năm và đạt được một số tiêu chuẩn nhất định. Thân gỗ có đường kính lớn và màu vàng sáng của gỗ trông rất bắt mắt.
Gỗ còn có khả năng chống chịu côn trùng và mối mọt cao. Gỗ có độ chắc, bền cao, ít bị ảnh hưởng bởi lực tác động bên ngoài như sứt mẻ,…
Điểm nổi bất của loại gỗ này so với loại gỗ tự nhiên thông thường khác là không cần qua giai đoạn xử lí bằng công nghệ và máy móc hiện đại mà vẫn có khả năng chống thấm, nước tốt và ít bị cong vênh.
Cây tràm sinh trưởng khá nhanh, khả năng thích nghi của cây khá tốt ở nhiều nơi. Giá thành của gỗ khá phải chăng cùng với chất lượng tốt nên phù hợp với nhiều gia đình.
Cây gỗ tràm khi ứng dụng cho những món đồ nội thất sẽ có vẻ đẹp mộc mạc tạo nên không gian ấm cúng, giản dị, nhưng đầy sang trọng cho gia chủ. Loại gỗ này khá thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Nhược điểm của gỗ
Gỗ cũng một số điểm trừ đó chính là dễ bị xước hay lõm khi sản xuất và vận chuyển nếu không cẩn thận.
Một số thanh gỗ sẽ không thích nghi được khi thay đổi vị trí từ bóng tối ra ánh sáng mặt trời.
Khi sơn gỗ, nếu không có kinh nghiệm thì dễ bị dính bẩn gây đen và phóng đại các mắt gỗ.
Gỗ tràm không có mùi hương quá nổi bật. Vậy nên nếu bạn sản phẩm có mùi hương tự nhiên thì loại gỗ sẽ đáp ứng được.
Ứng dụng của gỗ tràm trong thực tế
Làm đồ nội ngoại thất
Hiện nay, gỗ tràm được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong ngành thiết kế đồ nội thất gia đình. Đặc biệt những sản phẩm làm từ loại gỗ này luôn được đánh giá cao về màu sắc hay chất lượng.
Bàn ghế
Loại tràm này khá phù hợp để sản xuất những bộ bàn ghế sở hữu chất lượng tốt mà giá cả lại không quá đắt so với những loại gỗ khác hiện nay.
Bàn ghế gỗ tràm
Giường ngủ
Giường ngủ bằng chất liệu gỗ này sẽ đem đến sự thoải mái, dễ chịu và tiện ích và cho người dùng. Không sở hữu mùi thơm đặc trưng như các loại gỗ khác nhưng mùi thơm trưng thanh mát của cây tràm sẽ làm cho giấc ngủ của chúng ta nhẹ nhàng, ngon và thoải mái hơn.
Giường ngủ bằng chất liệu gỗ tràm
Làm giấy
Ngoài đồ nội thất ra gỗ còn được ứng dụng cho ngành công nghiệp giấy. Giấy được làm ra từ gỗ tràm luôn bảo đảm được về chất lượng tốt nhất khi sản phẩm được hoàn thiện.
Làm dược liệu
Lá tràm còn có tác dụng là dùng để kháng khuẩn, giảm cảm lạnh và giảm đau, nên được ứng dụng để điều trị cho những vết thương, vết bỏng lạnh, cảm lạnh, cảm cúm và kích thích tiêu hóa… Lá tràm khi phơi khô sẽ còn dùng để nấu nước uống thay chè.
Hy vọng, qua bài viết này của nội thất Tuệ Phát đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ Tràm này. Và giúp bạn có một chút kinh nghiệm trong việc lựa chọn những sản phẩm bằng chất liệu này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Bạn có thế tham khảo thêm về những loại gỗ tự nhiên khác tại đây: