Gỗ gụ là gì? Có tốt không? Gỗ gụ có mấy loại?
So với những loại gỗ tự nhiên khác như gỗ Hương, Sưa, Trắc thì gỗ Gụ có vẻ còn khá xa lạ với đa số độc giả. Tuy nhiên trong thị trường gỗ thì loại gỗ không còn quá xa lạ và còn giới mỹ nghệ săn tìm. Vậy gỗ gụ là gì, có tốt không? mà lại giới đồ gỗ yêu thích đến vậy? Hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về loại gỗ này nhé.
Mục lục
Gỗ gụ là gì?
Loại gỗ này ngoài cái tên quen thuộc là gụ, còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: gỗ lau, gõ sương, gụ hương, gõ dầu. Gỗ được khai thác từ chính cây Gụ. Cây có tên trong khoa học là Sindora Tonkinensis.
Cây gụ khi phát triển sẽ có chiều cao khoảng tầm 20-30m, đường kính thân gỗ sẽ rơi vào khoảng 0,6- 1m. Loài cây này thường được trồng ở những nơi rừng rậm nhiệt đới, nơi có đất ẩm và tầng đất dày. Bởi khi trồng ở vùng khí hậu này cây sẽ có sự phát triển mạnh mẽ.
Lá cây gụ có hình dáng bầu dục, có chiều rộng khoảng 3,5 – 6cm, chiều dài sẽ từ 6-12cm. Hoa có cấu tạo phủ lông nhung màu vàng, kích thước hoa sẽ từ 10 – 15cm, mọc theo thành từng cụm.
Thân cây gỗ gụ khi mới được khai thác
Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?
Gỗ hiện đã được xếp vào loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Trong bảng phân loại của bộ lâm nghiệp, gỗ được xếp vào nhóm I.
Cách nhận biết gỗ gụ
Để nhận biết được gỗ thật thì không phải ai cũng nắm rõ nếu không phải người trong ngành mộc. Tránh việc mua nhầm phải gỗ hay sản phẩm từ gỗ giả thì chúng tôi chia sẻ cho bạn một số phương pháp để nhận biết gỗ thật.
Mùi hương của gỗ
Cách này được coi là cách dễ dàng để nhận nhận biết gỗ nhất là khi ngửi bạn sẽ nhận thấy gỗ có mùi chua nhưng không bị hăng. Đây là cách mà được dùng phổ biến nhất nếu bạn chưa có kiến thức chuyên môn về gỗ.
Màu sắc của gỗ
Để nhận biết gỗ thì bạn cũng có thể nhìn vào màu sắc. Gỗ khi mới khai thác sẽ có màu sắc vàng nhạt hoặc vàng trắng, để thời gian lâu gỗ sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Khi được đánh bóng bằng chất có tên là vecni, gỗ sẽ chuyển sang màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.
Màu sắc của gỗ gụ
Vân gỗ
Tiếp đến sẽ là nhận biết gỗ qua vân. Loại gỗ nàythường có thớ thẳng, vân mịn và bắt mắt. Vân của loại gỗ này thường có hình dạng như hoa.
Vân gỗ
Độ bền của gỗ
Những loại gỗ thuộc dòng quý thường có độ bền cao, gỗ gụ cũng nằm trong danh sách đó, đồ bền giúp những sản phẩm có tuổi đời cao hơn. Đặc tính của loại gỗ này là ít bị cong vênh, mối mọt nên thời gian sử dụng có thể tới vài chục năm mà vẫn giữ được chất lượng gỗ tốt. Thậm chí để càng lâu thì gỗ lại càng bóng và đẹp hơn.
Ưu nhược điểm của gỗ gụ
Ưu điểm của gỗ
Nhờ những đặc điểm nổi bật của gỗ như: độ bền tốt, tính thẩm mỹ cao nên thường được ứng dụng cho những sản phẩm nội thất đắt tiền.
Gỗ gụ còn sở hữu những đường vân thẳng kết hợp màu sắc sạng trọng tạo nên một vẻ đẹp bắt mắt.
Gỗ có cấu tạo là đường kính thân cây lớn. Nên khi ứng dụng cho việc thiết kế thì các kĩ sư sẽ nhiều cách để sáng tạo hơn cho sản phẩm đồ nội thất.
Gỗ có khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt nên những sản phẩm từ chất liệu này có độ bền cao có thể lên đến vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn không hề bị suy giảm.
Ưu điểm của gỗ gụ
Nhược điểm của gỗ
Nhược điểm lớn nhất của gỗ gụ đó chính là quá trình sinh trưởng chậm, nên nguồn gỗ bị khan hiếm chính bởi thế nên gỗ có giá thành khá cao. Tại Việt Nam nếu muốn sở hữu gỗ thường phải nhập từ Lào về.
Gỗ có mấy loại?
Gỗ gụ Ta
Gụ ta là loại gỗ được trồng tại Việt Nam. Gụ ta là tên gọi chung để chỉ những loại gỗ được trồng tại những khu rừng nhiệt đới. Dòng gỗ này khá quý hiếm, được đánh giá cao nhờ sở đặc điểm thớ gỗ đẹp và mịn. Hiện nay, trên thị trường loại gỗ này rấ khan hiếm, chỉ còn có ở khu rừng thuộc Quảng Bình.
Gụ Lào
Là loại gỗ trồng tại quốc gia Lào và thường được các dân buôn nhập khẩu về Việt Nam. Gụ Lào có tâm gỗ và độ mịn không được tốt như gụ ta. Cũng bởi vậy, mà những người có mắt thẩm mỹ sẽ không chuộng loại gỗ này.
Gụ Mật
Gụ mật được không quá khan hiếm như 2 loại gỗ trồng trên. Tại Việt Nam, loại gỗ này được gieo trồng phổ biến tại Gia Lai. Ngoài ra, thì nó cũng được trồng nhiều tại Campuchia.
Gụ Nam Phi
Loại gỗ này cũng sẽ được nhập khẩu từ Nam Phi. Giống như cái tên, gỗ được trồng tại quốc gia Nam Phi và được nhập khẩu về Việt Nam. Về màu sắc gỗ có màu từ hồng nhạt hoặc màu nâu đỏ đậm. Nhìn chung, qua thời gian sẽ gỗ đậm dần.
Ứng dụng của gỗ gụ trong nội thất
Nhờ những ưu điểm nổi bật về chất lượng cũng như màu sắc nên gỗ được ứng dụng phổ biến cho sản xuất những sản phẩm nội thất. Có thể kể đến: Tủ, kệ, bàn trà, sofa,…. Và còn rất nhiều những sản phẩm nội thất khác.
Ứng dụng của gỗ gụ trong nội thất
Gỗ gụ có đắt không?
Hiện nay, nguồn gỗ đã ngày càng hiếm thế nên sẽ có mức giá cao hơn rất nhiều so với gỗ thông thường khác. Giá của gỗ sẽ còn phụ thuộc vào thị trường và tùy vào thời điểm gỗ sẽ tăng giảm khác nhau. Hiện nay thì giá chung của gỗ sẽ dao động từ 20-24 triệu/m3.
Trên đây là những thông tin về dòng gỗ Gụ. Hi vọng rằng, qua bài viết của nội thất văn phòng Tuệ Phát đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để lựa chọn các sản phẩm nội thất bằng chất liệu gỗ này sao cho phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo những bài viết khác về gỗ tại đây: