Gỗ dổi là gì? Ưu nhược điểm và giá thành của gỗ Dổi?
Gỗ dổi là loại chất liệu được ứng dụng khá nhiều cho những món đồ nội thất trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khách hàng khi có nhu cầu mua sản phẩm nội thất bằng gỗ thì lại chưa từng nghe tới loại gỗ này. Vậy gỗ dổi là gỗ gì? Ưu nhược điểm và giá thành của gỗ ra sao? Hãy để Tuệ Phát giải đáp cho bạn những thắc mắc đó trong bài viết này nhé!
Mục lục
Gỗ dổi là gỗ gì?
Gỗ dổi là loại gỗ tự nhiên, trong tiếng Anh gỗ có tên là Ford – Manglietia Fordiana, thuộc họ nhà Magnoliaceae. Cây thường được trồng ở vùng nhiệt đới Nam Á ẩm ướt, khi hậu và thời tiết ở đây giúp cây sinh trưởng mạnh. Loại gỗ này ưu trồng ở vùng đồi núi cao, lượng mưa lớn như vùng núi phía Bắc nước ta. Cây gỗ được phân bố nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Cây gỗ đem lại giá trị kinh tế cao, quả dổi và thân gỗ tạo ra kinh tế. Phần thân thường được sử dụng làm đồ nội thất. Còn quả thường được làm gia vị hoặc nguyên liệu tẩm ướt. Trong bảng phân loại thì gỗ dỗi được xếp nhóm III. Với những cây gỗ được xếp vào nhóm III thường có nghĩa là thường có sự dẻo dai, độ bền cao và trọng lượng gỗ nhẹ.
Cây gỗ dổi
Cách nhận biết gỗ
Gỗ dổi cũng không khó để nhận biết. Dựa vào những đặc điểm này mà bạn có thể phân biệt loại gỗ này:
Gỗ có màu vàng, vân gỗ khá sắc nét, chất gỗ nhẹ, thớ gỗ mịn. Gỗ ít bị mốt mọt vì vậy được ứng dụng phổ biến cho đồ nội thất bởi gỗ có chứa tinh dầu đặc trưng. Ngoài ra gỗ cũng ít bị cong vênh.
Cách nhận biết gỗ dổi
Gỗ dổi có mấy loại?
Gỗ dổi được chia thành 6 loại như sau: dổi chun, dổi đá, dổi vàng, dổi xanh, dổi gang, dổi lào.
Thực tế thì những loại dổi này đều có tính chất như nhau chỉ khác nhau ở tên gọi, do cây được trồng ở những vùng đất khác nhau nên sẽ có một vài điểm khác biệt về màu sắc.
Ưu nhược điểm của gỗ dổi
Ưu điểm của gỗ
Loại gỗ này được đánh giá cao về tính thẩm mỹ bởi màu sắc gỗ trang nhã, đường nét vân gỗ hiện trên bề mặt khá rõ ràng, sắc nét. Vân gỗ khá bắt mắt và cuốn hút. Thớ gỗ khá phẳng và mịn. Gỗ có hương thơm thoang thoảng khá đặc trưng.
Gỗ có độ bền tốt, khả năng chịu lực cao. Thế nên chịu được lực va đập. Ngoài ra gỗ còn có độ dẻo dai nhất định. Trọng lượng của gỗ nhẹ hơn rất nhiều với những laoij gỗ tự nhiên thuộc nhóm I và II. Ngoài ra, tâm gỗ tiết ra tinh dầu giúp chống được sự xâm nhập của mối mọt. Gỗ ít bị cong vênh hay co ngót khi thời tiết thay đổi thất thường. Chính bởi những ưu điểm trên mà gỗ được ứng dụng phổ biến cho đồ nội thất.
Ưu điểm của gỗ
Nhược điểm của gỗ
Ngoài những ưu điêm trên thì gỗ cũng có những điểm không tốt cho lắm. Gỗ khô rất chậm nên dễ bị cong vênh. Khi sử dụng sản phẩm bằng chất liệu này sau một thời gian dài có thể bị co rút, rạn nứt. Ngoài ra, gỗ dổi không ứng dụng được với chất liệu sắt nên bạn cần hạn chế sử dụng chất liệu này.
Về mức giá, loại gỗ này có giá thành tương đối những sẽ ngày càng tăng trong tương lai. Loại gỗ này bắt đầu có sự khan hiếm nên giá thành sẽ chỉ có xu hướng tăng, không có xu hướng giảm.
Ứng dụng nội thất của gỗ dổi
Chất liệu gỗ này được ứng dụng phổ biến để làm đồ nội thất, đồ mỹ nghệ, những món đồ trang trí cho gia đình. Khi sử dụng chất này thì sản phẩm sẽ thừa hưởng được những ưu điểm cả về tính thẩm mỹ và độ bền cảu gỗ. Hiện này thì cũng quá khó để bắt gặp những món đồ bằng chất liệu gỗ này như: bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, giường… Gỗ sẽ bị đổi màu qua thời gian.
Bạn cũng nên cân nhắc khi lựa chọn chất này bởi sau một thời gian sử dụng thì gỗ sẽ bị co ngót, biến dạng. Nếu được xử lí kĩ như tẩm sấy thì gỗ sẽ ít bị xảy ra tình trạng này.
Ứng dụng nội thất của gỗ dổi
Giá của Gỗ Dổi
Hiện nay trên thị trường gỗ sẽ có giá khoảng 20 – 22 triệu đồng/m3. Tùy vào mỗi thời điểm mức giá cũng có sự thay đổi.
Những thông tin bên trên mà nội thất văn phòng Tuệ Phát đã góp nhặt được trong quá trình trải nghiểm thực tế. Nhằm đem đến cho độc giả hiểu hơn về loại gỗ dổi này. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận ở phần bên dưới. Và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Bạn có thể tham khảo những bài viết về gỗ khác tại đây:
Gỗ xá xị là gì? Ưu nhược điểm và cách nhận biết của gỗ Xá Xị?
Gỗ Hoàng Đàn là gỗ gì? Nhận biết – Ứng dụng của gỗ Hoàng Đàn?