Miễn phí vận chuyển bán kính 3km đơn < 5TR
Hotline: 0968718186
Nội thất Tuệ Phát

Gỗ cao su là gì? Ưu nhược điểm và tính ứng dụng của gỗ Cao Su?

admindev Các loại gỗ 15 - 09 - 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Gỗ cao su là chất liệu khá phổ biến hiện nay, có tính ứng dụng cao cho những món đồ nội thất. Những sản phẩm được làm bằng chất liệu gỗ này sẽ có bề ngoài đẹp nhờ đường vân và màu sắc. Ngoài ra, giá thành của gỗ lại  khá rẻ chính vì thế nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Trong viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại gỗ cao su này.

Mục lục

Thông tin về cây cao su

Gỗ cao su là gì?

Cây cao su trong tiếng anh được gọi với cái tên là Hevea brasiliensis. Loại cây thân gỗ nhiệt đới, đường kính thân ở mức trung bình, màu sắc sáng hơn so với loài gỗ tự nhiên khác. Phân thân cũng là nơi để khai thác và lấy gỗ. Loại gỗ này có khá nhiều công năng ngoài khi khai thác nhựa, thân gỗ còn được ứng dụng cho những món đồ nội thất.

Thân cây gỗ cao su

Thân cây gỗ cao su

Nguồn gốc của cây cao su

Khi nhắc đến đặc điểm của cây cao su thì thứ mà chúng ta quen thuộc nhất là cây được khai thác để lấy mủ. Khi cây đã hết chu kỳ lấy sẽ được lấy mủ, việc này sẽ giúp cải thiện hệ sinh thái rừng, bảo vệ thiên nhiên. Thế nhưng gần đây thì cây cao su đã được khai thác rộng hơn như phần thân cây được ứng dụng để làm đồ nội thất việc này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên

Hiện nay, ở trong nước cây cao su dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Tây  Ninh,  Bình Phước) vùng này chiếm tới 80% diện tích cây cao su trên tổng số lượng cây của cả nước. Tiếp đến sẽ là Tây Nguyên (Đăk Lăk, Pleiku, Komtum).

Cây có những đặc điểm sinh trưởng tự nhiên đặc biệt được kể đến như sau:

Cây khi trưởng thành sẽ có chiều cao trên 30m, nhựa cây sẽ có mủ màu trắng hoặc có thể là vàng. Đặc điểm của cây là có rễ ăn sâu giúp chống lại sự khô hạn, vỏ cây nhẵn có màu nâu nhạt.

Cấu tạo rễ của cây khá rộng thường tập trung ở tần canh tác, tán lá rộng tới đâu thì rễ sẽ mọc ra đến đúng điểm đó, có tỏa ra tới 6 – 10m.

Lá của cây là loại lá kép, mọc theo từng tầng, với những cây có tuổi đời 3 năm trở lên cây sẽ có giai đoạn rụng lá. Khi đông đến thì cây sẽ không có hiện tượng này.

Cây có khả năng chịu hạn hán khoảng 4 – 5 tháng nhưng lại không chịu được úng nước và gió, cây được gieo trồng bằng hạt.

Cây cao su sẽ thường được lấy mủ chỉ mủ khi cây có tuổi đời khoảng 5 năm trở lên và để khai thác phần thân thì gỗ phải có tuổi đời khoảng 20 – 30 năm.

Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên của gỗ cao su

Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên của gỗ cao su

Màu sắc của gỗ 

Gỗ có màu vàng đa dạng sắc độ từ xám, sáng đến nâu phù hợp cho nhiều nhu cầu sở thích của khách hàng. Màu sắc của gỗ cao su khi chế tác xong sẽ được phủ lên một lớp UV giúp gỗ có độ nhẵn bóng, vân gỗ rõ nét hơn. Ngoài ra gỗ còn chống chống trầy xước và thấm nước.

Màu sắc của gỗ 

Màu sắc của gỗ 

Ưu nhược điểm của gỗ cao su

Ưu điểm của gỗ

Gỗ cao su là loại chất liệu thân thiện với môi trường, có khả năng chịu được tàn thuốc lá cũng như các chất liệu dễ gây cháy. Nếu ví dụ trong trường hợp xấu như cháy nhà thì gỗ cũng không phát tán rộng ra. Ngoài ra chất liệu còn không gây độc hại đến sức khỏe của con người.

Gỗ khi được xử lí sẽ không bị thấm nước việc này giúp tuổi thọ còn gỗ cao hơn.  Chất gỗ mềm phù hợp cho việc chế tác những món đồ dùng nội thất sang trọng.

Một điểm cộng lớn của gỗ cao su đó chính là gỗ có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên khác. Với những bạn chưa có điều kiện tài chính thì nên cân nhắc những sản phẩm từ chất liệu này giúp bạn tiết kiệm được chi phí.

Ưu điểm của gỗ cao su

Ưu điểm của gỗ cao su

Nhược điểm của gỗ

Gỗ cũng có những khuyết điểm riêng. Chất gỗ nhẹ, không có độ cứng và chắc như những loại gỗ quý hiếm khác. Vân gỗ có màu không được sang trọng cho lắm nên không phù hợp cho những thiết kế cần tính thẩm mỹ sang trọng.

Tuy nhiên, mức giá rẻ đi kèm với chất lượng gỗ cũng không quá tốt nên gia chủ cũng không nên quá kỳ vọng về chất liệu này.

Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế

Loại gỗ này sẽ chỉ phù hợp cho những sản phẩm không yêu cầu quá cao. Với tuổi thọ thấp từ 3 -5 năm nên không áp dụng được cho những sản phẩm cao cấp. Nhưng gỗ lại có đặc điểm là ít co dãn nên gỗ trở thành chất liệu phổ biến cho sản xuất bàn ghế, kệ gỗ, tủ quần áo, kệ sách, bàn học, giường… có chất lượng tầm trung.

Đồ nội thất bằng chất liệu gỗ cao su không nên tiếp xúc nhiều đến nước hay chất tẩy rửa bởi nó có thể làm trôi chất bảo vệ, việc này khiến gỗ bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Nhiệt độ cao cũng làm gỗ bị cong vênh và mối mọt.

Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế

Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế

Bài viết trên, nội thất văn phòng Tuệ Phát đã cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về loại gỗ cao su. Và tính ứng dụng của nó cho đồ nột thất. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về dòng gỗ này.

Bạn có thể tham khảo những dòng gỗ khác tại đây:

Gỗ gụ là gì? Có tốt không? Gỗ gụ có mấy loại?

Gỗ lũa là gì? Có mấy loại và cách nhận biết gỗ Lũa?

Chia sẻ:
admindev

10

Năm kinh doanh

+999

Mặt hàng bàn, ghế, tủ, kệ,..

+60926

Đơn hàng được giao

5/5

Đánh giá từ khách hàng

Hình ảnh thi công thực tế của Tuệ Phát

Tin tức - Bài viết

Miễn phí vận chuyển trong bán kính 3km
Giao hàng ngay trong ngày
Giá sản phẩm không bao gồm 5-8% VAT
Bảo hành liên tục 6 tháng